Về vấn đề gửi xe về việt nam
Thông tin đơn vị gửi yêu cầu
Tên:
Trần văn Quy
Câu hỏi yêu cầu tư vấn – hỗ trợ
Lĩnh vực:
Chính sách xuất nhập khẩu, Chính sách thuế, Nhập khẩu
Tiêu đề:
Về vấn đề gửi xe về việt nam
Câu hỏi:
Chào Quí cơ Quan Hải Quan việt nam.tôi hiện nay là kỹ sư đang làm việc tại đất nước hàn quốc với loại hình visa kỹ sư thẻ vàng E7
Có thể sống và làm việc tại hàn quốc lâu dài và bảo lãnh vợ con và Bố Mẹ.có thông tin visa e7 được phép mang một chiếc oto con về việt nam nhưng ko được phép mua bán,tặng cho nguoi khác với mục đích chính chủ sử dụng.vậy luật hải quan việt nam có được phép cho lao động visa e7 việt nam ở hàn quốc thực hiện điều này không?va nếu ko tôi muốn mua một chiếc xe 5 chỗ về vn dùng thì các loại thuế nhập khẩu và đăng ký sử dụng như thế nào,tôi xin chân thành cảm ơn Hải Quan việt nam!
Trần Quy!
Nội dung tư vấn – hỗ trợ – trả lời
Đơn vị phụ trách:
Phòng QLGD&TTĐT
Nội dung trả lời:
Trả lời câu hỏi Bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
I. Trường hợp xe đã qua sử dụng:
1. Chính sách nhập khẩu:
– Theo quy định tại mục II Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của Bộ Thương mại – Bộ Giao thông Vận tải – Bộ Tài chính – Bộ Công an và và Thông tư số 19/2009/TT-BCT ngày 7/7/2009 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA, thì ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng phải đảm bảo điều kiện: không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ôtô về đến cảng Việt Nam, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km (mười nghìn). Đồng thời, ô tô nhập khẩu không phải là loại có tay lái nghịch (tay lái bên phải), ở dạng tháo rời, hoặc đã thay đổi kết cấu.
– Theo quy định tại điểm 1 mục III Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, ngoài bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu theo quy định, phải nộp 1 trong 3 chứng từ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký.
+ Giấy chứng nhận lưu hành.
+ Giấy hủy Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy hủy Giấy chứng nhận lưu hành.
– Giấy chứng nhận quy định nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ôtô được đăng ký lưu hành cấp.
Căn cứ điểm 3 phần III của Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA và theo Thông tư số 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC ngày 14/06/2010) Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu nhập thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu sau: “Ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay có thêm Cảng quốc tế Vũng tàu..”
– Theo quy định Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12/05/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ trở xuống thì:“Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
– Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.”
2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu:
– Thuế nhập khẩu:
Căn cứ Điều 7 Thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chinh phủ
Căn cứ Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế của Bộ Tài chính tham khảo mã số thuế của phân nhóm 8703 với xe của mình để xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tương ứng.
-Thuế TTĐB:
Áp dụng Biểu thuế ban hành tại Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ để xác định thuế suất thuế TTĐB.
– Thuế giá trị gia tăng: tham khảo thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 về biểu thuế suất GTGT.
II. Trường hợp Xe mới:
1. Chính sách nhập khẩu:
Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ
2. Chính sách thuế:
-Về thuế nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế của Bộ Tài chính.
-Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):
Áp dụng Biểu thuế ban hành tại Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ để xác định thuế suất thuế TTĐB.
-Về thuế GTGT: tham khảo thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 về biểu thuế suất GTGT.
Về việc phân loại mã HS hàng hoá là xe ôtô nhập khẩu không căn cứ vào xe ôtô có bao nhiêu cửa, nhưng khi khai báo trên tờ khai hải quan phải khai báo đầy đủ các thông số như: đời xe, hiệu xe, dung tích xylanh, loại 2 cửa hay 4 cửa… để cơ quan hải quan có đầy đủ căn cứ để tính trị giá tính thuế cho phù hợp.
III. Thủ tục nhập khẩu
Theo quy định Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12/05/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ trở xuống thì:“Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
1. Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
2. Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.”
Hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu đề nghị tham khảo quy định tại Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính.
IV. Giá tính thuế:
Việc xác định trị giá hải quan (trị giá tính thuế) đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, theo đó:
1. Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:
a) Phương pháp trị giá giao dịch;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.
Trị giá Hải quan (trị giá tính thuế) của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, theo đó:
1. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này.
2. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
b) Các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này;
c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:
c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa;
c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ).
NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN
Tên: | Trần văn Quy |
Lĩnh vực: | Chính sách xuất nhập khẩu, Chính sách thuế, Nhập khẩu |
Tiêu đề: | Về vấn đề gửi xe về việt nam |
Câu hỏi: | Chào Quí cơ Quan Hải Quan việt nam.tôi hiện nay là kỹ sư đang làm việc tại đất nước hàn quốc với loại hình visa kỹ sư thẻ vàng E7 Có thể sống và làm việc tại hàn quốc lâu dài và bảo lãnh vợ con và Bố Mẹ.có thông tin visa e7 được phép mang một chiếc oto con về việt nam nhưng ko được phép mua bán,tặng cho nguoi khác với mục đích chính chủ sử dụng.vậy luật hải quan việt nam có được phép cho lao động visa e7 việt nam ở hàn quốc thực hiện điều này không?va nếu ko tôi muốn mua một chiếc xe 5 chỗ về vn dùng thì các loại thuế nhập khẩu và đăng ký sử dụng như thế nào,tôi xin chân thành cảm ơn Hải Quan việt nam! Trần Quy! |
Đơn vị phụ trách: | Phòng QLGD&TTĐT |
Nội dung trả lời: |
Trả lời câu hỏi Bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
I. Trường hợp xe đã qua sử dụng:
1. Chính sách nhập khẩu:
– Theo quy định tại mục II Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của Bộ Thương mại – Bộ Giao thông Vận tải – Bộ Tài chính – Bộ Công an và và Thông tư số 19/2009/TT-BCT ngày 7/7/2009 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA, thì ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng phải đảm bảo điều kiện: không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ôtô về đến cảng Việt Nam, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km (mười nghìn). Đồng thời, ô tô nhập khẩu không phải là loại có tay lái nghịch (tay lái bên phải), ở dạng tháo rời, hoặc đã thay đổi kết cấu.
– Theo quy định tại điểm 1 mục III Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, ngoài bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu theo quy định, phải nộp 1 trong 3 chứng từ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký.
+ Giấy chứng nhận lưu hành.
+ Giấy hủy Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy hủy Giấy chứng nhận lưu hành.
– Giấy chứng nhận quy định nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ôtô được đăng ký lưu hành cấp.
Căn cứ điểm 3 phần III của Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA và theo Thông tư số 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC ngày 14/06/2010) Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu nhập thì khi nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu sau: “Ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay có thêm Cảng quốc tế Vũng tàu..”
– Theo quy định Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12/05/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ trở xuống thì:“Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
– Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.”
2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu:
– Thuế nhập khẩu:
Căn cứ Điều 7 Thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chinh phủ
Căn cứ Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế của Bộ Tài chính tham khảo mã số thuế của phân nhóm 8703 với xe của mình để xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tương ứng.
-Thuế TTĐB:
Áp dụng Biểu thuế ban hành tại Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ để xác định thuế suất thuế TTĐB.
– Thuế giá trị gia tăng: tham khảo thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 về biểu thuế suất GTGT.
II. Trường hợp Xe mới:
1. Chính sách nhập khẩu:
Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ
2. Chính sách thuế:
-Về thuế nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế của Bộ Tài chính.
-Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):
Áp dụng Biểu thuế ban hành tại Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ để xác định thuế suất thuế TTĐB.
-Về thuế GTGT: tham khảo thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 về biểu thuế suất GTGT.
Về việc phân loại mã HS hàng hoá là xe ôtô nhập khẩu không căn cứ vào xe ôtô có bao nhiêu cửa, nhưng khi khai báo trên tờ khai hải quan phải khai báo đầy đủ các thông số như: đời xe, hiệu xe, dung tích xylanh, loại 2 cửa hay 4 cửa… để cơ quan hải quan có đầy đủ căn cứ để tính trị giá tính thuế cho phù hợp.
III. Thủ tục nhập khẩu
Theo quy định Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12/05/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ trở xuống thì:“Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
1. Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
2. Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.”
Hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu đề nghị tham khảo quy định tại Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính.
IV. Giá tính thuế:
Việc xác định trị giá hải quan (trị giá tính thuế) đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, theo đó:
1. Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:
a) Phương pháp trị giá giao dịch;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.
Trị giá Hải quan (trị giá tính thuế) của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, theo đó:
1. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này.
2. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
b) Các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này;
c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:
c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa;
c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ).
NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN