THUẾ NHẬP KHẨU TẤM NHỰA TÁI CHẾ
Thông tin đơn vị gửi yêu cầu
Tên:
Nguyễn Thị Kim Thu
Câu hỏi yêu cầu tư vấn – hỗ trợ
Lĩnh vực:
Chính sách thuế
Tiêu đề:
THUẾ NHẬP KHẨU TẤM NHỰA TÁI CHẾ
Câu hỏi:
Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hiện tại chúng tôi có lô hàng nhập từ Nhật về với thông tin như sau:
Tên hàng: Tấm nhựa tái chế 100 % hàng mới.
HS code: 39269099.
Mặt hàng này đã được nước Nhật chứng nhận là sản phẩm thân thiện môi trường.
Vậy có được nằm trong danh mục được miễn / giảm thuế không.
Mong các anh chị tư vấn giúp doanh nghiệp.
Nội dung tư vấn – hỗ trợ – trả lời
Đơn vị phụ trách:
Phòng QLGD&TTĐT
Văn bản liên quan:
- 187/2013/NĐ-CP
- 125/2016/NĐ-CP
- 122/2016/NĐ-CP
- 38/2015/TT-BTC
- 219/2013/TT-BTC
- 209/2013/NĐ-CP
- 83/2014/TT-BTC
- 274/2016/TT-BTC
Nội dung trả lời:
Trả lời câu hỏi bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
1/ Về chính sách mặt hàng
Căn cứ Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì mặt hàng tấm nhựa tái chế thuộc nhóm 39.26 chưa qua sử dụng mà doanh nghiệp nhập về không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
2/ Về chính sách thuế và lệ phí
Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và lệ phí hải quan.
a/ Thuế nhập khẩu
– Căn cứ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 – 2019 ban hành kèm theo Nghị định số 125/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ thì mã HS 3926.90.99 được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VJEPA như sau:
+ Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2017: 5,5%;
+ Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 nám 2017 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2018: 4%;
+ Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2019: 2%.
– Để được hưởng thuế suất theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 – 2019 thì hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định số 125/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ như sau:
“Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưa đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.
3. Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.
4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.”
– Nếu hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 125/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ thì doanh nghiệp áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ đối với mã HS 3926.90.99 là 12%.
– Phương pháp tính thuế nhập khẩu được quy định tại Khoản 2 Điều 37 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, cụ thể:
“2. Phương pháp tính thuế:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí;…”
b/ Thuế giá trị gia tăng
– Căn cứ và giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 6, Điều 7 Mục 1 Chương II Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng”, cụ thể như sau:
“Điều 6. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Điều 7. Giá tính thuế
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm…”;
– Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mã HS 3926.90.99 là 10% theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam”.
c/ Lệ phí hải quan: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh”.
Căn cứ Biểu mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh ban hành kèm theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính:
– Phí hải quan đăng ký tờ khai: 20.000 đồng/tờ khai;
– Phí hải quan kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: 200.000 đồng/01 đơn.
3/ Về thủ tục hải quan
Bạn đọc tham khảo hướng dẫn tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN
Tên: | Nguyễn Thị Kim Thu |
Lĩnh vực: | Chính sách thuế |
Tiêu đề: | THUẾ NHẬP KHẨU TẤM NHỰA TÁI CHẾ |
Câu hỏi: | Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hiện tại chúng tôi có lô hàng nhập từ Nhật về với thông tin như sau: Tên hàng: Tấm nhựa tái chế 100 % hàng mới. HS code: 39269099. Mặt hàng này đã được nước Nhật chứng nhận là sản phẩm thân thiện môi trường. Vậy có được nằm trong danh mục được miễn / giảm thuế không. Mong các anh chị tư vấn giúp doanh nghiệp. |
Đơn vị phụ trách: | Phòng QLGD&TTĐT |
Văn bản liên quan: |
|
Nội dung trả lời: |
Trả lời câu hỏi bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau:
1/ Về chính sách mặt hàng
Căn cứ Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì mặt hàng tấm nhựa tái chế thuộc nhóm 39.26 chưa qua sử dụng mà doanh nghiệp nhập về không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
2/ Về chính sách thuế và lệ phí
Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và lệ phí hải quan.
a/ Thuế nhập khẩu
– Căn cứ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 – 2019 ban hành kèm theo Nghị định số 125/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ thì mã HS 3926.90.99 được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VJEPA như sau:
+ Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2017: 5,5%;
+ Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 nám 2017 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2018: 4%;
+ Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2019: 2%.
– Để được hưởng thuế suất theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 – 2019 thì hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định số 125/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ như sau:
“Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưa đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.
3. Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.
4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.”
– Nếu hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 125/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ thì doanh nghiệp áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ đối với mã HS 3926.90.99 là 12%.
– Phương pháp tính thuế nhập khẩu được quy định tại Khoản 2 Điều 37 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, cụ thể:
“2. Phương pháp tính thuế:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí;…”
b/ Thuế giá trị gia tăng
– Căn cứ và giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 6, Điều 7 Mục 1 Chương II Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng”, cụ thể như sau:
“Điều 6. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Điều 7. Giá tính thuế
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm…”;
– Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mã HS 3926.90.99 là 10% theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam”.
c/ Lệ phí hải quan: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh”.
Căn cứ Biểu mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh ban hành kèm theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính:
– Phí hải quan đăng ký tờ khai: 20.000 đồng/tờ khai;
– Phí hải quan kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: 200.000 đồng/01 đơn.
3/ Về thủ tục hải quan
Bạn đọc tham khảo hướng dẫn tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN