Mã HS cho thiết bị M2M (Machine to machine)

Thông tin đơn vị gửi yêu cầu
Tên: Mobile Innovation (Vietnam)
Câu hỏi yêu cầu tư vấn – hỗ trợ
Lĩnh vực: Chính sách xuất nhập khẩu, Nhập khẩu
Tiêu đề: Mã HS cho thiết bị M2M (Machine to machine)
Câu hỏi: Kính gửi Quý cơ quan!

Xin Quý cơ quan tư vấn cho công ty chúng 02 tôi trường hợp sau:

1. Công ty tôi chuẩn bị nhập một số thiết bị M2M Router: về chức năng đây là thiết bị kết nối trung gian giữa mạng viễn thông (2G hoặc 3G) với các thiết bị điều khiển khác (như PC, Laptop, Mobile). Vậy loại thiết bị này sẽ được áp mã HS nào và thuế NK là bao nhiêu?

2. Ngoài thiết bị M2M như trên, công ty chúng tôi cũng chuẩn bị nhập khẩu thiết bị định vị GPS thông qua sóng Bluetooth: về chức năng thiết bị này sẽ thu tín hiệu định vị GPS và truyền dữ liệu đó qua Bluetooth đến các thiết bị ở gần như điện thoại, máy tính bảng, laptop. Vậy loại thiết bị này sẽ được áp mã HS nào và thuế NK là bao nhiêu?

Xin trân trọng cảm ơn!

Nội dung tư vấn – hỗ trợ – trả lời
Đơn vị phụ trách: Phòng QLGD&TTĐT
Văn bản liên quan:
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC
  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC
  • Nghị định 122/2016/NĐ-CP
Nội dung trả lời:

Trả lời câu hỏi bạn đọc, bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến như sau:
1. Về mã HS:
– Để xác định mã HS của hàng hóa, bạn đọc căn cứ vào:
+ Tài liệu kỹ thuật, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng… của hàng hóa;
+ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tài chính;
+ Sáu quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tài chính.
– Nếu không thể xác định được chính xác mã HS của hàng hóa, bạn đọc có thể gửi hồ sơ tới Tổng cục Hải quan để xin xác định trước mã số hàng hóa. Thủ tục xin xác định trước mã HS của hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
“… 1. Hồ sơ xác định trước mã số:
a) Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
b) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung cấp tài liệu kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính.”
2. Về thuế nhập khẩu:
Sau khi xác định được mã HS của hàng hóa, bạn đọc căn cứ vào xuất xứ hàng hóa, điều kiện vận chuyển hàng hóa,… và tham khảo mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mã số HS của hàng hóa (đã xác định) tại Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP  ngày 01/9/2016 của Chính phủ .
Bạn có thể tra cứu mức thuế suất tại mục “Tra cứu CSDL Danh mục – Biểu thuế – Phân loại – HS” trên Cổng thông tin điện tử Hải quan.

NGUỒN: TỔNG CỤC HẢI QUAN

0913575247 Mr Đức ducnvtk4@gmail.com