5 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TỪ THUẾ ĐỐI ỨNG CỦA MỸ
6 nhóm hàng hóa chịu tác động mạnh nhất nếu Mỹ áp thuế đối ứng chiếm tỷ trọng hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2024.
Tại họp báo công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 3 và quý I/2025, bà Nguyễn Thu Oanh, Trưởng Ban Thống kê Dịch vụ và Giá, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam sẽ tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu.
6 nhóm hàng hóa chịu tác động mạnh nhất nếu Mỹ áp thuế đối ứng
Mỹ áp thuế đối ứng sẽ ảnh hưởng tới nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng máy vi tính điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ. 6 nhóm hàng hóa này chiếm tỷ trọng hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2024.
Trong đó, với nhóm hàng máy vi tính điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, điện thoại các loại và linh kiện, khối doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 93% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo bà Oanh, việc áp thuế đối ứng có thể khiến các doanh nghiệp FDI chuyển một phần hoạt động sản xuất hoặc hàng hóa hoàn thiện sang các quốc gia khác, từ đó sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với nhóm hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, các nhà sản xuất khu vực trong nước chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này của Việt Nam.
“Khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng, các nhà sản xuất nội địa sẽ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường thay thế, vì vậy kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này có thể suy giảm do phải đối mặt với chi phí cao hơn, số lượng đơn hàng giảm”, bà Oanh nêu rõ.
Ngoài ra, việc Mỹ đánh thuế cao lên tất cả các thị trường có thể làm gia tăng lạm phát, ảnh hưởng tới sức tiêu dùng hàng hóa và từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

Nhóm hàng máy vi tính điện tử và linh kiện là 1 trong 6 nhóm hàng hóa chịu tác động mạnh nhất nếu Mỹ áp thuế đối ứng
5 giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thuế đối ứng
Để giảm thiểu tác động tiêu cực với chính sách thuế đối ứng đại diện Cục Thống kê đã đề xuất một số giải pháp.
Thứ nhất, tăng cường đối thoại song phương với Mỹ để làm rõ các yếu tố lợi ích thương mại song phương giữa hai quốc gia, khẳng định Việt Nam là đối tác thương mại công bằng và đáng tin cậy.
Thứ hai, tiếp tục chủ động, tích cực và dùng nhiều kênh, nhiều biện pháp khác nhau nhằm cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Thứ ba, cần cải thiện những yếu tố mà Mỹ cho rằng Việt Nam đang bảo hộ, cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ tư, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
“Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cung cấp thông tin sớm cho doanh nghiệp về thuế đối ứng, giúp doanh nghiệp chuẩn bị dữ liệu và sẵn sàng ứng phó nhằm bảo vệ quyền lợi tại thị trường Mỹ. Từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động của thuế quan đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu”, bà Oanh nêu thêm giải pháp.
An Nhi – HẢI QUAN ONLINE
6 nhóm hàng hóa chịu tác động mạnh nhất nếu Mỹ áp thuế đối ứng chiếm tỷ trọng hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2024.
Tại họp báo công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 3 và quý I/2025, bà Nguyễn Thu Oanh, Trưởng Ban Thống kê Dịch vụ và Giá, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam sẽ tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu.
6 nhóm hàng hóa chịu tác động mạnh nhất nếu Mỹ áp thuế đối ứng
Mỹ áp thuế đối ứng sẽ ảnh hưởng tới nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng máy vi tính điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ. 6 nhóm hàng hóa này chiếm tỷ trọng hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2024.
Trong đó, với nhóm hàng máy vi tính điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, điện thoại các loại và linh kiện, khối doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 93% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo bà Oanh, việc áp thuế đối ứng có thể khiến các doanh nghiệp FDI chuyển một phần hoạt động sản xuất hoặc hàng hóa hoàn thiện sang các quốc gia khác, từ đó sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với nhóm hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, các nhà sản xuất khu vực trong nước chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này của Việt Nam.
“Khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng, các nhà sản xuất nội địa sẽ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường thay thế, vì vậy kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này có thể suy giảm do phải đối mặt với chi phí cao hơn, số lượng đơn hàng giảm”, bà Oanh nêu rõ.
Ngoài ra, việc Mỹ đánh thuế cao lên tất cả các thị trường có thể làm gia tăng lạm phát, ảnh hưởng tới sức tiêu dùng hàng hóa và từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
![]() |
Nhóm hàng máy vi tính điện tử và linh kiện là 1 trong 6 nhóm hàng hóa chịu tác động mạnh nhất nếu Mỹ áp thuế đối ứng |
5 giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thuế đối ứng
Để giảm thiểu tác động tiêu cực với chính sách thuế đối ứng đại diện Cục Thống kê đã đề xuất một số giải pháp.
Thứ nhất, tăng cường đối thoại song phương với Mỹ để làm rõ các yếu tố lợi ích thương mại song phương giữa hai quốc gia, khẳng định Việt Nam là đối tác thương mại công bằng và đáng tin cậy.
Thứ hai, tiếp tục chủ động, tích cực và dùng nhiều kênh, nhiều biện pháp khác nhau nhằm cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Thứ ba, cần cải thiện những yếu tố mà Mỹ cho rằng Việt Nam đang bảo hộ, cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ tư, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
“Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cung cấp thông tin sớm cho doanh nghiệp về thuế đối ứng, giúp doanh nghiệp chuẩn bị dữ liệu và sẵn sàng ứng phó nhằm bảo vệ quyền lợi tại thị trường Mỹ. Từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động của thuế quan đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu”, bà Oanh nêu thêm giải pháp.
An Nhi – HẢI QUAN ONLINE