Hải quan TPHCM tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp logistics
Trong chương trình cà phê sáng do Hiệp hội logistics TPHCM (HLA) tổ chức mới đây, với sự tham dự của 70 doanh nghiệp logistics, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM đã thông tin, giải đáp nhiều nội dung liên quan đến chính sách quản lý hàng hóa trước và sau thông quan tại cảng biển.
Hải quan TPHCM cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp logistics. Ảnh: T.H
Lưu ý khai báo mã HS
Trao đổi với các doanh nghiệp, đại diện Cục Hải quan TPHCM đã giải đáp nhiều câu hỏi của doanh nghiệp logistics xoay quanh quy trình thủ tục hải quan, như: Chính sách mang hàng về bảo quản khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành; các vấn đề liên quan đến HS Code; xuất xứ hàng hóa; đồng thời cũng chia sẻ những khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng lưu giữ tại các cảng cạn; khó khăn của doanh nghiệp khai thác cảng…
Đáng chú ý, liên quan đến vướng mắc của một số doanh nghiệp về khai báo mã số HS, ông Đặng Thái Thiện, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan – Cục Hải quan TPHCM lưu ý doanh nghiệp, HS hiện nay được thực hiện theo phiên bản 2022 của WCO, đã được Bộ Tài chính nội luật hóa bằng Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022, hiệu lực từ 30/12/2022.
Các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt của Việt Nam hiện hành cũng đều được thiết kế trên nền tảng của Thông tư 31/2022/TT-BTC nói trên. Để phân loại hàng hóa theo mã HS, cần phải nắm chắc 6 Quy tắc phân loại, nghiên cứu kỹ các Chú giải Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm của Hệ thống HS.
Đây là một nội dung không dễ đối với những người không thường xuyên tiếp cận. Do đó nếu doanh nghiệp thường xuyên làn thủ tục hải quan, nên cử nhân viên tham dự các lớp đào tạo chuyên sâu về nội dung này, để tránh sai sót.
Để tham vấn cụ thể mã HS của mặt hàng nào đó mà người khai hải quan còn thấy khó khăn, doanh nghiệp có thể sử dụng các cách, như: Thực hiện quyền được xác định trước mã HS theo quy định của pháp luật hải quan. Thủ tục và hồ sơ đã được quy định cụ thể tại Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 39/2018/TT-BTC; tra cứu thông tin trên Cổng thông tin của Tổng cục Hải quan, cục hải quan các địa phương; tham vấn với Phòng Thuế XNK, Cục Hải quan TP HCM, hoặc liên hệ trực tiếp với chi cục hải quan nơi làm thủ tục.
Lưu ý doanh nghiệp về sự khác nhau giữa HS trên tờ khai hải quan và trên C/O, ông Đặng Thái Thiện cho rằng, khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải khai theo mã HS của nước mình trên tờ khai hải quan, còn khi xin cấp C/O thì người xuất khẩu phải khai theo mã HS của nước nhập khẩu, và điều này dẫn đến trên thực tế đã xãy ra sự khác nhau giữa HS trên tờ khai hải qua và C/O.
Để giải quyết vướng mắc này, Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 62/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, tùy từng trường hợp cơ quan Hải quan sẽ có quyết định, như: từ chối C/O, chấp nhận C/O hoặc thực hiện xác minh C/O theo quy định.
Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM trao đổi, giải đáp cho doanh nghiệp
Tránh để quá nhiều hàng tồn đọng
Liên quan đến một số câu hỏi của doanh nghiệp về việc kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hàng quá cảnh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, để kiểm soát hàng quá cảnh, bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, Cục Hải quan TPHCM đã chú trọng kiểm soát chặt chẽ, nhằm ngăn chặn những trường hợp sai phạm, lợi dụng loại hình dịch vụ quá cảnh nhằm buôn lậu, đánh tráo hàng hóa.
Để tránh bị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đối với hàng quá cảnh, thực hiện kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, chỉ kiểm tra thực tế khi có dấu hiệu vi phạm. Theo đó, những lô hàng có nghi vấn, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện dừng thông quan, kiểm tra thực tế. Bên cạnh đó, các chi cục tận dụng hơn nữa các công cụ kiểm tra không xâm nhập, như máy soi container.
Với tinh thần “Gạn đục, khơi trong” để tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh chấp hành tốt pháp luật hải quan, Cục Hải quan TPHCM đề nghị các doanh nghiệp có thông tin liên quan đến đối tượng có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng quá cảnh có thể trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan để phân loại quản lý doanh nghiệp. “Nếu không có thông tin cơ quan Hải quan cũng khó có đủ cơ sở phân loại doanh nghiệp để có giải pháp phục vụ tốt cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan”- Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Nghiệp đề nghị.
Các doanh nghiệp tham gia Cà phê sáng do Hiệp hội Logistics TPHCM (HLA) tổ chức
Liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng tại cửa khẩu, theo quy định hiện hành, thủ tục để có kinh nguồn kinh phí xử lý hàng tồn đọng khó và mất nhiều thời gian hơn trước. Để tránh những khó khăn này, Cục Hải quan TPHCM đề nghị các bên liên quan phối hợp xử lý hàng tồn đọng khẩn trương, đúng thời hạn, tránh để quá nhiều. Ngoài ra, các hãng vận chuyển cũng phải có trách nhiệm và tích cực xử lý hàng tồn đọng theo quy định Nghị định 169/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam…
Trả lời vướng mắc của doanh nghiệp về khai báo hải quan cho sàn giao dịch điện tử, đại diện Cục Hải quan TPHCM cho biết, hiện nay Tổng cục Hải quan đang chủ trì lấy ý kiến các bên có liên quan để trình Chính phủ ban hành Nghị định Quản lý hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Khi nào Chính phủ ban hành Nghị định này, sẽ có quy định về việc khai báo hải quan cho sàn giao dịch điện tử.
Lê Thu
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE
Trong chương trình cà phê sáng do Hiệp hội logistics TPHCM (HLA) tổ chức mới đây, với sự tham dự của 70 doanh nghiệp logistics, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM đã thông tin, giải đáp nhiều nội dung liên quan đến chính sách quản lý hàng hóa trước và sau thông quan tại cảng biển.
Hải quan TPHCM cam kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp logistics. Ảnh: T.H |
Lưu ý khai báo mã HS
Trao đổi với các doanh nghiệp, đại diện Cục Hải quan TPHCM đã giải đáp nhiều câu hỏi của doanh nghiệp logistics xoay quanh quy trình thủ tục hải quan, như: Chính sách mang hàng về bảo quản khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành; các vấn đề liên quan đến HS Code; xuất xứ hàng hóa; đồng thời cũng chia sẻ những khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng lưu giữ tại các cảng cạn; khó khăn của doanh nghiệp khai thác cảng…
Đáng chú ý, liên quan đến vướng mắc của một số doanh nghiệp về khai báo mã số HS, ông Đặng Thái Thiện, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan – Cục Hải quan TPHCM lưu ý doanh nghiệp, HS hiện nay được thực hiện theo phiên bản 2022 của WCO, đã được Bộ Tài chính nội luật hóa bằng Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022, hiệu lực từ 30/12/2022.
Các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt của Việt Nam hiện hành cũng đều được thiết kế trên nền tảng của Thông tư 31/2022/TT-BTC nói trên. Để phân loại hàng hóa theo mã HS, cần phải nắm chắc 6 Quy tắc phân loại, nghiên cứu kỹ các Chú giải Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm của Hệ thống HS.
Đây là một nội dung không dễ đối với những người không thường xuyên tiếp cận. Do đó nếu doanh nghiệp thường xuyên làn thủ tục hải quan, nên cử nhân viên tham dự các lớp đào tạo chuyên sâu về nội dung này, để tránh sai sót.
Để tham vấn cụ thể mã HS của mặt hàng nào đó mà người khai hải quan còn thấy khó khăn, doanh nghiệp có thể sử dụng các cách, như: Thực hiện quyền được xác định trước mã HS theo quy định của pháp luật hải quan. Thủ tục và hồ sơ đã được quy định cụ thể tại Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 39/2018/TT-BTC; tra cứu thông tin trên Cổng thông tin của Tổng cục Hải quan, cục hải quan các địa phương; tham vấn với Phòng Thuế XNK, Cục Hải quan TP HCM, hoặc liên hệ trực tiếp với chi cục hải quan nơi làm thủ tục.
Lưu ý doanh nghiệp về sự khác nhau giữa HS trên tờ khai hải quan và trên C/O, ông Đặng Thái Thiện cho rằng, khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải khai theo mã HS của nước mình trên tờ khai hải quan, còn khi xin cấp C/O thì người xuất khẩu phải khai theo mã HS của nước nhập khẩu, và điều này dẫn đến trên thực tế đã xãy ra sự khác nhau giữa HS trên tờ khai hải qua và C/O.
Để giải quyết vướng mắc này, Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 62/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, tùy từng trường hợp cơ quan Hải quan sẽ có quyết định, như: từ chối C/O, chấp nhận C/O hoặc thực hiện xác minh C/O theo quy định.
Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM trao đổi, giải đáp cho doanh nghiệp |
Tránh để quá nhiều hàng tồn đọng
Liên quan đến một số câu hỏi của doanh nghiệp về việc kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hàng quá cảnh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, để kiểm soát hàng quá cảnh, bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, Cục Hải quan TPHCM đã chú trọng kiểm soát chặt chẽ, nhằm ngăn chặn những trường hợp sai phạm, lợi dụng loại hình dịch vụ quá cảnh nhằm buôn lậu, đánh tráo hàng hóa.
Để tránh bị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đối với hàng quá cảnh, thực hiện kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, chỉ kiểm tra thực tế khi có dấu hiệu vi phạm. Theo đó, những lô hàng có nghi vấn, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện dừng thông quan, kiểm tra thực tế. Bên cạnh đó, các chi cục tận dụng hơn nữa các công cụ kiểm tra không xâm nhập, như máy soi container.
Với tinh thần “Gạn đục, khơi trong” để tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh chấp hành tốt pháp luật hải quan, Cục Hải quan TPHCM đề nghị các doanh nghiệp có thông tin liên quan đến đối tượng có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng quá cảnh có thể trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan để phân loại quản lý doanh nghiệp. “Nếu không có thông tin cơ quan Hải quan cũng khó có đủ cơ sở phân loại doanh nghiệp để có giải pháp phục vụ tốt cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan”- Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Nghiệp đề nghị.
Các doanh nghiệp tham gia Cà phê sáng do Hiệp hội Logistics TPHCM (HLA) tổ chức |
Liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng tại cửa khẩu, theo quy định hiện hành, thủ tục để có kinh nguồn kinh phí xử lý hàng tồn đọng khó và mất nhiều thời gian hơn trước. Để tránh những khó khăn này, Cục Hải quan TPHCM đề nghị các bên liên quan phối hợp xử lý hàng tồn đọng khẩn trương, đúng thời hạn, tránh để quá nhiều. Ngoài ra, các hãng vận chuyển cũng phải có trách nhiệm và tích cực xử lý hàng tồn đọng theo quy định Nghị định 169/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam…
Trả lời vướng mắc của doanh nghiệp về khai báo hải quan cho sàn giao dịch điện tử, đại diện Cục Hải quan TPHCM cho biết, hiện nay Tổng cục Hải quan đang chủ trì lấy ý kiến các bên có liên quan để trình Chính phủ ban hành Nghị định Quản lý hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Khi nào Chính phủ ban hành Nghị định này, sẽ có quy định về việc khai báo hải quan cho sàn giao dịch điện tử. |
Lê Thu
NGUỒN HẢI QUAN ONLINE