Tạm nhập, tái xuất máy móc, thiết bị của doanh nghiệp nội địa (phải trả phí thuê)
Câu hỏi:
Tạm nhập, tái xuất máy móc, thiết bị của doanh nghiệp nội địa (phải trả phí thuê)
Người viết: TPT-Nor (Diễn đàn XNK Việt Nam)
Tư vấn và chia sẻ:
1. Khái niệm, đặc điểm:
– Là việc máy móc, thiết bị (MMTB) được đưa từ nước ngoài hoặc các khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (ví dụ: KCX, DNCX…) vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất chính MMTB đó ra khỏi Việt Nam.
– Doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất (TNTX) phải trả phí thuê cho đối tác.
2. Thủ tục tạm nhập:
* Hồ sơ:
– Công văn xin tạm nhập MMTB
– Hợp đồng/Biên bản thỏa thuận thuê mượn MMTB;
– Invoice
– Packing list
– Bill (nếu nhập từ nước ngoài)
– Khác
* Thủ tục:
– Phải xin Giấy phép quản lý chuyên ngành nếu thuộc danh mục phải xin giấy phép của các Bộ, ngành.
– Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
– Mở tờ khai tạm nhập loại hình G12 theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015:
+ Chịu thuế nhập khẩu tính trên trị giá thuê theo khoản 9 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC;
+ Không chịu thuế GTGT theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Thời hạn TNTX theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Nếu cần kéo dài thời hạn thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan (Căn cứ khoản 5 Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP).
Ghi chú:
Có 2 cách khai báo, tính thuế nhập khẩu
- – Cách 1:
+ Phần tên hàng ghi: “Máy… (tổng trị giá trên Invoice là…., trong đó, giá thực tế máy là…., giá thuê là….);
+ Phần Đơn giá hóa đơn: Thể hiện giá thuê.
- – Cách 2:
+ Phần Tên hàng ghi: “Máy…..”;
+ Phần Đơn giá hóa đơn: Thể hiện giá thuê;
+ Phần Ghi chú ghi: “Tổng trị giá trên Invoice là…., trong đó, giá thực tế máy là…., giá thuê là….”
- ==> Đảm bảo trị giá thống kê hải quan và thanh toán qua ngân hàng.
3. Thủ tục tái xuất:
* Hồ sơ:
– Công văn xin tái xuất MMTB
– Hợp đồng/Biên bản thỏa thuận tái xuất MMTB;
– Invoice
– Packing list
– Tờ khai tạm nhập MMTB ban đầu.
* Thủ tục:
– Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
– Mở tờ khai tái xuất loại hình G22 theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015:
+ Không chịu thuế xuất khẩu;
+ Không được hoàn thuế nhập khẩu theo khoản 9 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
+ Không chịu thuế GTGT theo khoản 20 Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Cơ quan hải quan theo dõi, quản lý lượng hàng tạm nhập, tái xuất trên Hệ thống. Trường hợp tạm nhập thực hiện trên tờ khai giấy thì khi tái xuất cũng thực hiện trên tờ khai giấy. Quá thời hạn tạm nhập, tái xuất đã đăng ký mà chưa làm thủ tục tái xuất hoặc chưa thực hiện gia hạn thời hạn thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện ấn định thuế:
+ Ấn định thuế GTGT theo tờ khai tạm nhập;
+ Xử phạt vi phạm hành chính:
~ Trước ngày 01/8/2016: Phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
~ Từ ngày 01/8/2016: Phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung 127/2013/NĐ-CP).
+ Buộc tái xuất trả lại đối tác.
– Trường hợp MMTB không tái xuất mà bán, cho, tặng tại Việt Nam thì thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng theo Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 84 Thông tư 38/2015/TT-BTC):
+ Đăng ký mới tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng;
+ Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng nếu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành;
+ Biên bản thỏa thuận với đối tác nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng;
+ Kê khai, nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT đầy đủ trên tờ khai hải quan mới;
+ Nếu doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng mà không tự giác kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu bị phát hiện thì sẽ bị ấn định thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.
Ghi chú:
- – Mỗi mục hàng trên tờ khai tạm nhập chỉ được thể hiện trong một dòng hàng trên tờ khai tái xuất.
- – Số lượng, mục hàng trên tờ khai tái xuất không được lớn hơn trên tờ khai tạm nhập.
- – Một tờ khai tạm nhập có thể được tái xuất theo nhiều tờ khai tái xuất.
- – Một tờ khai tái xuất chỉ được tái xuất theo một tờ khai tạm nhập./.
Câu hỏi:
Tạm nhập, tái xuất máy móc, thiết bị của doanh nghiệp nội địa (phải trả phí thuê)
Người viết: TPT-Nor (Diễn đàn XNK Việt Nam)
Tư vấn và chia sẻ:
1. Khái niệm, đặc điểm:
– Là việc máy móc, thiết bị (MMTB) được đưa từ nước ngoài hoặc các khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (ví dụ: KCX, DNCX…) vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất chính MMTB đó ra khỏi Việt Nam.
– Doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất (TNTX) phải trả phí thuê cho đối tác.
2. Thủ tục tạm nhập:
* Hồ sơ:
– Công văn xin tạm nhập MMTB
– Hợp đồng/Biên bản thỏa thuận thuê mượn MMTB;
– Invoice
– Packing list
– Bill (nếu nhập từ nước ngoài)
– Khác
* Thủ tục:
– Phải xin Giấy phép quản lý chuyên ngành nếu thuộc danh mục phải xin giấy phép của các Bộ, ngành.
– Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
– Mở tờ khai tạm nhập loại hình G12 theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015:
+ Chịu thuế nhập khẩu tính trên trị giá thuê theo khoản 9 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC;
+ Không chịu thuế GTGT theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Thời hạn TNTX theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Nếu cần kéo dài thời hạn thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan (Căn cứ khoản 5 Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP).
Ghi chú:
Có 2 cách khai báo, tính thuế nhập khẩu
- – Cách 1:
+ Phần tên hàng ghi: “Máy… (tổng trị giá trên Invoice là…., trong đó, giá thực tế máy là…., giá thuê là….);
+ Phần Đơn giá hóa đơn: Thể hiện giá thuê.
- – Cách 2:
+ Phần Tên hàng ghi: “Máy…..”;
+ Phần Đơn giá hóa đơn: Thể hiện giá thuê;
+ Phần Ghi chú ghi: “Tổng trị giá trên Invoice là…., trong đó, giá thực tế máy là…., giá thuê là….”
- ==> Đảm bảo trị giá thống kê hải quan và thanh toán qua ngân hàng.
3. Thủ tục tái xuất:
* Hồ sơ:
– Công văn xin tái xuất MMTB
– Hợp đồng/Biên bản thỏa thuận tái xuất MMTB;
– Invoice
– Packing list
– Tờ khai tạm nhập MMTB ban đầu.
* Thủ tục:
– Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
– Mở tờ khai tái xuất loại hình G22 theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015:
+ Không chịu thuế xuất khẩu;
+ Không được hoàn thuế nhập khẩu theo khoản 9 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
+ Không chịu thuế GTGT theo khoản 20 Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Cơ quan hải quan theo dõi, quản lý lượng hàng tạm nhập, tái xuất trên Hệ thống. Trường hợp tạm nhập thực hiện trên tờ khai giấy thì khi tái xuất cũng thực hiện trên tờ khai giấy. Quá thời hạn tạm nhập, tái xuất đã đăng ký mà chưa làm thủ tục tái xuất hoặc chưa thực hiện gia hạn thời hạn thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện ấn định thuế:
+ Ấn định thuế GTGT theo tờ khai tạm nhập;
+ Xử phạt vi phạm hành chính:
~ Trước ngày 01/8/2016: Phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
~ Từ ngày 01/8/2016: Phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung 127/2013/NĐ-CP).
+ Buộc tái xuất trả lại đối tác.
– Trường hợp MMTB không tái xuất mà bán, cho, tặng tại Việt Nam thì thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng theo Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 84 Thông tư 38/2015/TT-BTC):
+ Đăng ký mới tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng;
+ Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng nếu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành;
+ Biên bản thỏa thuận với đối tác nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng;
+ Kê khai, nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT đầy đủ trên tờ khai hải quan mới;
+ Nếu doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng mà không tự giác kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu bị phát hiện thì sẽ bị ấn định thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.
Ghi chú:
- – Mỗi mục hàng trên tờ khai tạm nhập chỉ được thể hiện trong một dòng hàng trên tờ khai tái xuất.
- – Số lượng, mục hàng trên tờ khai tái xuất không được lớn hơn trên tờ khai tạm nhập.
- – Một tờ khai tạm nhập có thể được tái xuất theo nhiều tờ khai tái xuất.
- – Một tờ khai tái xuất chỉ được tái xuất theo một tờ khai tạm nhập./.