34% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng chưa có tiêu chuẩn
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đưa ra tại buổi làm việc mới đây của Tổ công tác của Thủ tướng với 16 bộ, ngành.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, dù hiện nay tỉ lệ danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn đã giảm từ 51% xuống còn 34%, nhưng tỉ lệ này vẫn còn khá nhiều. Việc thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện thủ tục. “Đây là một vấn đề cần khắc phục trong năm 2018 nhằm cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Hàng hóa đã kiểm tra thì phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn”-Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn-thành viên Tổ công tác của Thủ tướng kiến nghị các bộ, ngành.
Cùng với đó, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, bất cập về chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành cần xử lý dứt điểm. “Vấn đề này cần được thảo luận trong quý I và II, để trước ngày 30/6, Tổ công tác có thể xử lý hoặc trình cấp trên xử lý mối quan hệ chồng chéo trên”.
Trong công tác quản lý chuyên ngành hàng hóa XNK, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm, hiện vẫn còn 41 danh mục hàng hóa chưa được mã hóa, hay nói cách khác chưa được gọi tên bằng tên quốc tế. Điều này dễ hiểu lầm, gây khó cho DN; đồng thời, hiện cũng còn 37 danh mục hàng hóa có tên nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung tên quốc tế mới mà quốc tế đã sửa đổi. Đây cũng là vấn đề cần sớm được giải quyết để giúp DN dễ thực hiện thủ tục.
Thứ trưởng cũng lưu ý rằng tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành đã giảm được từ 35% số lô hàng trước đây xuống còn khoảng 26% năm 2017, nhưng ngay cả khi năm 2018 giảm được xuống 15% thì tỉ lệ này vẫn cao hơn trung bình các nước là 7%. Chính vì vậy, cần xây dựng danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo hướng quản lý rủi ro, nhằm đảm bảo quản lý nhưng vẫn thông thoáng cho hoạt động XNK.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng, với tốc độ, quy mô XNK ngày càng gia tăng thì cần phải ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạnh mẽ hơn nữa để quản lý. Cơ chế một cửa quốc gia về bản chất chính là ứng dụng CNTT kết nối 11 bộ, ngành. Chính vì vậy, thời gian tới, cần triển khai mạnh mẽ Cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới thực hiện thủ tục điện tử 100%.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đưa ra tại buổi làm việc mới đây của Tổ công tác của Thủ tướng với 16 bộ, ngành.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, dù hiện nay tỉ lệ danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn đã giảm từ 51% xuống còn 34%, nhưng tỉ lệ này vẫn còn khá nhiều. Việc thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện thủ tục. “Đây là một vấn đề cần khắc phục trong năm 2018 nhằm cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Hàng hóa đã kiểm tra thì phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn”-Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn-thành viên Tổ công tác của Thủ tướng kiến nghị các bộ, ngành.
Cùng với đó, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, bất cập về chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành cần xử lý dứt điểm. “Vấn đề này cần được thảo luận trong quý I và II, để trước ngày 30/6, Tổ công tác có thể xử lý hoặc trình cấp trên xử lý mối quan hệ chồng chéo trên”.
Trong công tác quản lý chuyên ngành hàng hóa XNK, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm, hiện vẫn còn 41 danh mục hàng hóa chưa được mã hóa, hay nói cách khác chưa được gọi tên bằng tên quốc tế. Điều này dễ hiểu lầm, gây khó cho DN; đồng thời, hiện cũng còn 37 danh mục hàng hóa có tên nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung tên quốc tế mới mà quốc tế đã sửa đổi. Đây cũng là vấn đề cần sớm được giải quyết để giúp DN dễ thực hiện thủ tục.
Thứ trưởng cũng lưu ý rằng tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành đã giảm được từ 35% số lô hàng trước đây xuống còn khoảng 26% năm 2017, nhưng ngay cả khi năm 2018 giảm được xuống 15% thì tỉ lệ này vẫn cao hơn trung bình các nước là 7%. Chính vì vậy, cần xây dựng danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo hướng quản lý rủi ro, nhằm đảm bảo quản lý nhưng vẫn thông thoáng cho hoạt động XNK.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng, với tốc độ, quy mô XNK ngày càng gia tăng thì cần phải ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạnh mẽ hơn nữa để quản lý. Cơ chế một cửa quốc gia về bản chất chính là ứng dụng CNTT kết nối 11 bộ, ngành. Chính vì vậy, thời gian tới, cần triển khai mạnh mẽ Cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới thực hiện thủ tục điện tử 100%.
NGUỒN: BÁO HẢI QUAN